twitter

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Lọc huyết tương trong điều trị một số bệnh thận

Lọc huyết tương là phương pháp dùng máy lọc để làm giảm hoặc loại bỏ khỏi huyết tương những thành phần dư thừa, cũng như các tác nhân gây bệnh cho cơ thể.

Lọc huyết tương là một phương pháp hữu hiệu và được sử dụng  rộng rãi trong điều trị một số bệnh lý cầu thận có cơ chế tự miễn dịch và tự kháng thể.

Tổn thương thận có thể là hậu quả của một số bệnh tự miễn dịch, quá trình gây bệnh chủ yếu do các tự kháng thể gây nên. Chính những phức hợp miễn dịch lắng đọng ở thận gây nên các tổn thương ở thận mà chủ yếu là các bệnh lý cầu thận.

Do vậy việc loại bỏ các tự kháng thể đóng vai trò then chốt trong điều trị những bệnh này.

Tag: Bệnh thận và các vần đề liên quan đến Bệnh thận, điều trị và chữa bệnh thận

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

Bệnh vẩy nến



Bệnh vẩy nến là do sự rối loạn điều tiết tạo nên một màng ngăn bám chặt trên da. Màng bám này sản sinh tế bào nhanh gấp 10 lần so với bình thường rồi chết. Nhưng thay vì mất đi như tế bào chết bình thường thì nó nổi lên thành từng vẩy trắng.

Nguyên nhân


Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. 5 yếu tố sau đây làm nên cơ chế sinh bệnh:


1.     Di truyền:   Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình.

2.     Nhiễm khuẩn:   vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân lập được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm.

3.     Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên.

4.     Thuốc: chẹn beta kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid.

5.     Hiện tượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lý hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa).


    Nhận diện

    • Vẩy nến ở da: Trên da có các mảng đỏ ranh giới rõ, phía trên có vẩy dầy màu trắng. Khó xác định hơn nếu thương tổn chỉ có ở đầu do tóc che khuất cho nên cần chú ý: nếu thấy ở đầu tự nhiên thấy gầu nhiều và dày lên so với trước đây.

    • Vẩy nến ở móng: Móng dầy hoặc có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
    • Vẩy nến ở khớp: Các khớp bị biến dạng, bệnh nhân khó vận động.

    • Vẩy nến thể mủ: Trên da có các mụn mủ khô và nông.
    • Vẩy nến thể đỏ da toàn thân.
    Một số cách chữa bệnh vẩy nến như sau:



    - Hiệu quả nhất là ngâm mình (hoặc phần da bị vẩy nến) trong nước ấm từ 10 đến 15 phút. Sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da để giúp da mềm và ẩm hơn.

    - Dùng thuốc mỡ axit salixilic để làm mềm da và giúp bong các vẩy nến trên da.

    - Dùng kem chứa steroid cũng hiệu quả. Nhưng loại này cũng có thể gây hại đến da nên cần hỏi dược sĩ, bác sĩ xem có thích hợp với loại da của bạn không.

    - Dùng thuốc mỡ chứa calcipotriene (cho kết quả tốt như kem hydrocortisone).

    - Thuốc mỡ có chứa nhựa than đá và dầu gội có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhưng dễ gây tổn thương vùng da xung quanh.

    - Thuốc mỡ Anthralin sau khi bôi khoảng 10 - 30 phút thì cho tác dụng làm bong các vẩy nến, tạo tế bào da mới và tế bào da bình thường. Tuy nhiên thuốc mỡ anthralin có thể làm da bạn bị tấy đỏ lên và phải sau vài tuần mới hết được.

    - Thuốc chứa vitamin A thì không có tác dụng bằng steroid nhưng phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ thì nên dùng thuốc này. 
    Cần phải đến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

    Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

    Nước vệ sinh phụ nữ - Lợi hay hại

    Ngày càng có nhiều loại dung dịch vệ sinh dành cho phụ nữ. Sự phong phú về chủng loại, đa dạng về giá cả và chất lượng cùng khá nhiều thông tin quảng cáo sản phẩm càng gây khó khăn cho chị em trong việc chọn lựa sản phẩm có hiệu quả và vừa với túi tiền. Vậy thực sự tác dụng của chúng như thế nào?

    Sạch quá hoá hại
    Nhiều phụ nữ vẫn có quan niệm sai lầm là cần rửa sạch âm đạo hàng ngày, nhằm loại bỏ huyết trắng cùng các tác nhân gây bệnh. Thật ra, sự hiện diện vi khuẩn trong âm đạo là điều tự nhiên. Đặc biệt, có những loại vi khuẩn có lợi cho cơ thể. 

    Huyết trắng là chất dịch tiết của đường sinh dục, xác của tế bào chết bị bong ra cùng các vi khuẩn. Huyết trắng không đồng nghĩa với viêm nhiễm đường sinh dục. Khi huyết trắng kèm theo máu, có mùi khó chịu hay cảm giác ngứa, rát, đau trên đường sinh dục hoặc kèm các triệu chứng của đường tiểu thì mới cần điều trị. 

    Ngâm rửa âm đạo nhiều sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo, tiêu diệt các vi khuẩn có ích và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh mẽ, làm viêm nhiễm âm đạo. Vì vậy, việc thụt rửa âm đạo là thói quen không tốt và có thể còn gây hại cho phụ nữ. 

    Thuốc rửa hiệu quả nhất: nước sạch!

    Nước dùng trong vệ sinh hàng ngày chỉ cần là nước sạch. Ở nơi có nước máy, có thể dùng ngay nước từ vòi. Ở những vùng nhiều phèn, nên dùng nước đã lắng phèn để vệ sinh.

    Điều quan trọng là cần giữ khô, thoáng vùng kín. Sau mỗi lần tiêu, tiểu, nên rửa sạch vùng kín theo chiều từ trước ra sau (nhằm tránh lây nhiễm từ đường hậu môn sang), rửa sạch tay trước và sau khi làm vệ sinh, thấm khô vùng kín nếu làm vệ sinh bằng nước. Quần lót nên dùng loại cotton thấm nước để tạo sự thoáng mát, tuy khó giặt sạch hơn các loại vải thun. Khi hành kinh, nên thay băng và làm vệ sinh vùng kín thường xuyên.